Doanh nghiệp niêm yết

Điều chỉnh tỷ giá: Ngân hàng có 'của để dành' cho lợi nhuận năm 2011

Lãi suất biến động càng nhiều, thu nhập từ lãi của NHTM càng cao

Lãi suất nhảy Tango là từ hoa mỹ dùng chỉ việc lãi suất biến động liên tục với tần suất cao. Dù lãi suất tăng hay giảm miễn tạo ra nhiều bước nhảy cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Theo quy luật, ngân hàng là bên trung gian và chỉ chịu áp lực một chiều, hoặc là từ nhà cung cấp (bên gửi tiền) hoặc là từ khách hàng (bên vay tiền) nên ngân hàng có thể chủ động chuyển áp lực cho một bên - bằng cách tăng lãi suất. Mỗi lần chuyển áp lực, tạo ra cơ hội cho ngân hàng có lợi nhuận. Số lần chuyển áp lực càng nhiều khi lãi suất biến động mạnh thì thu nhập lãi càng cao.

Ngân hàng là bên trung gian, thu nhập của ngân hàng quyết định bởi tần số giao dịch. Giao dịch càng nhiều, phí thu càng nhiều dù cho biểu phí không tăng.

Khi lãi suất tăng, có nghĩa là cung tiền thiếu (chiếm ưu thế), các ngân hàng tăng lãi suất huy động và gần như đồng thời tăng lãi suất cho vay. Margin lợi nhuận vẫn giữ nguyên. Sau một thời gian lãi suất chững lại, ngân hàng lập tức điều chỉnh lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay điều chỉnh từ từ. Thời gian chững lại ngắn (<1 tuần), với một lượng tài sản khổng lồ, ngân hàng đã tạo ra thu nhập lãi đột biến.

Tuy nhiên, việc chững lâu quá, thị trường không còn áp lực, lợi nhuận sẽ quay về margin nguyên thủy. Như vậy, khi lãi suất “nhảy Tango” thì có thêm hiệu ứng cộng hưởng.

Nhìn lại kết quả kinh doanh nhóm cổ phiếu ngân hàng

Năm 2010 có thể xem là năm có tần suất biến động của lãi suất ngân hàng nhiều nhất.

Đầu năm 2010, trong kế hoạch kinh doanh năm của các ngân hàng, nhiều ngân hàng đã định rõ năm qua có những khó khăn nhất định về thanh khoản, NHNN sẽ có những hạn ngạch tăng trưởng tín dụng với từng ngân hàng. Do đó, một số ngân hàng xác định nỗ lực phát triển các dịch vụ gia tăng để tăng thu từ khoản thu phí khác.

Về hoạt động dịch vụ, sau một năm hoạt động, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của 8 ngân hàng niêm yết có sự phân hóa rõ rệt. Nhóm tăng trưởng cao gồm: EIB, CTG, STB, SHB trong đó EIB dẫn đầu với mức tăng trưởng 124,6% so với năm 2009, STB xếp cuối nhóm với mức tăng 32,9%

Nhóm giảm và gần như không tăng gồm HBB, ACB, NVB trong đó NVB giảm mạnh nhất 71,8%.

Đối với hoạt động tín dụng, thu nhập thuần từ lãi ngoại trừ HBB chỉ tăng 12,4%, VCB, EIB tăng dưới 50%, 5 ngân hàng còn lại có mức tăng trưởng rất cao dẫn đầu là SHB với mức tăng 89,8%.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối: Năm qua không phải là năm “được mùa” của hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng của 8 ngân hàng niêm yết. Trong 7 ngân hàng được thống kê, có 3 ngân hàng bị lỗ thuần từ hoạt động này, 4 ngân hàng còn lại lãi bị giảm khá mạnh. 

VCB mặc dù lãi nhưng mức lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đã giảm khá mạnh.

Trong khi đó STB hoạt động kinh doanh ngoại hối âm 172,8 tỷ đồng. Góp phần làm giảm lãi từ hoạt động này là lỗ đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh tăng từ 33,6 tỷ đồng năm 2009 lên đến 111,5 tỷ đồng năm 2010 đối với VCB và từ chênh lệch tỷ giá trong năm kết chuyển vào cuối kỳ âm 130,7 tỷ đồng đối STB.

Bảng so sánh mức tăng trưởng thu nhập từ các loại hình hoạt động của các NHTM niêm yết trên hai sàn

Điều chỉnh tỷ giá: Ngân hàng có

Do Vietinbank cổ phần hóa vào ngày 03/07/2009, lợi nhuận năm 2009 chỉ bao gồm từ thời điểm 03/07/2009 đến 31/12/2009, không đồng nhất về mặt thời gian để so sánh giữa hai kỳ kế toán năm 2010 và 2009, do đó số liệu của CTG sẽ được điều chỉnh về kỳ hạn 6 tháng cuối năm để so sánh mức tăng trưởng.

(CTG – Thu nhập lãi thuần năm 2010 của ngân hàng mẹ đạt 11.892 tỷ đồng; lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.316 tỷ đồng, kinh doanh ngoại hối đạt 158 tỷ đồng, lãi khác 1.280 tỷ đồng).

“Của để dành” trong năm 2011

Từ ngày 1/01/2011, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực. Đồng thời, chính sách tiền tệ trong năm nay theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng theo nguyên tắc thị trường, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Mục tiêu tổng phương tiện thanh toán tăng 21-24%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%. Lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của NHNN.

Với định hướng như trên dự báo năm 2011, hoạt động tín dụng của các ngân hàng giảm nhiệt hơn, đồng thời kỳ vọng lãi suất sẽ ổn định hơn so với năm 2010. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả hoạt động.

Tuy nhiên, một số ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá ngày 11/02/2011, bởi khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro tỷ giá.

Ngoài ra, khoản dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của các ngân hàng có thể xem là “của để dành” lớn của các ngân hàng khi khoản mục này được hoàn nhập.

Điều chỉnh tỷ giá: Ngân hàng có

TSam