11h, ĐHCĐ thông qua mọi vấn đề đệ trình cổ đông
Có lẽ hiếm ĐHCĐ nhận được nhiều cổ đông tâm huyết góp ý như ĐHCĐ của APS. Băn khoăn nền tảng công nghệ, chi phí môi giới, chi phí hoạt động kinh doanh được rất nhiều cổ đông hỏi. Thậm chí, cổ đông còn đưa ra những so sánh đối với công ty cùng ngành để giúp công ty thấy được điểm mạnh, yếu.
Những băn khoăn, chia sẻ của cổ đông cũng đã được lãnh đạo công ty giải đáp cặn kẽ.
Đến 11h, ĐHCĐ đã thông qua mọi vấn đề công ty xin ý kiến cổ đông.
...............
Cổ đông hỏi, lãnh đạo APS trả lời
Một cổ đông có ý kiến về vấn đề công nghệ của APS. Đại diện công ty cho biết: Công ty vẫn đang trăn trở câu chuyện công nghệ. Công ty cũng đã tính đến chuyện đầu tư kho công nghệ mới nhưng chi phí cả chục tỷ đồng nên còn phải cân nhắc.
Tự doanh đang đầu tư là bao nhiêu? Tồn lại khoảng 90 tỷ.
Có nhiều khoản đầu tư chưa sinh cổ tức. Lãi tự doanh hiện đang thấp, thấp hơn lãi tiền gửi ngân hàng. Điều đó chứng tỏ tự doanh chưa tốt. Nhiều CTCK cũng đã có ý định bỏ tự doanh bởi rủi ro lớn thay vào đó là tăng margin cho khách hàng.
Doanh thu tự doanh quý 1 chưa phải hiệu quả lắm bởi cũng bị “kẹt” từ 2010. Còn nếu nhìn BCTC năm 2012 thì bức tranh rõ hơn. Hoạt động tự doanh không cao nhưng không phải thấp. Việc trả cổ tức của doanh nghiệp cũng tùy từng thời điểm.
Số công ty niêm yết trên sàn có lãi mà trả được cổ tức thời gian qua chỉ đạt khoảng 1/3 số DN. Phần tự doanh chúng ta gặp sai lầm từ những năm 2009-2010.
Kinh phí cho HĐQT cũng cần thiết để HĐQT hoạt động. Năm ngoái chúng tôi trình thấp bởi lãi thấp còn năm nay có lãi rồi thì chúng tôi trình cao hơn một chút để ban lãnh đạo có thể làm việc được và bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.
Về phí giao dịch thì một số CTCK rất thấp 0,15%, APS có giảm bớt phí cho NĐT không? Nếu chúng ta cũng giảm phí thấp như thế thì lợi nhuận của công ty cũng giảm khoảng 5-6 tỷ một năm. Đây là vấn đề chúng tôi rất trăn trở. Chúng tôi đã sai khi lựa chọn công nghệ từ những năm trước và không phát huy hiệu quả.
.......................
9h30: Năm 2013 muốn tăng trưởng môi giới 20%, tìm cơ hội sáp nhập
HĐQT đã trình ĐHCĐ kế hoạch 2013 với chiến lược an toàn và hiệu quả. Công ty dự kiến tăng trưởng thị phần môi giới 20% so với hiện tại đồng thời giữ tỷ lệ an toàn tài chính trong vùng kiểm soát.
Tổng doanh thu kế hoạch 2013 đạt gần 40 tỷ đồng trong đó mảng kinh doanh vốn nhiều nhất với gần 20 tỷ đồng và mảng môi giới đạt trên 12 tỷ đồng. Lãi trước thuế kế hoạch đạt 15,3 tỷ đồng.
Công ty có định hướng lấy nguồn thu từ hoạt động môi giới, kinh doanh vốn làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty sẽ chọn thời điểm thích hợp để cơ cấu lại danh mục tự doanh với mục tiêu tổng danh mục không quá 60 tỷ đồng.
Đáng chú ý là APS cũng có định hướng tìm kiếm cơ hội sáp nhập với công ty chứng khoán khác để nâng cao năng lực tài chính, thị phần và giảm chi phí hoạt động cho công ty.
Phát biểu không nằm trong bộ tài liệu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đỗ Lăng rất tâm huyết. Ông chia chia sẻ là đang tìm tổng giám đốc
để cùng với tôi điều hành. Hiện tại, ông Lăng đang phải kiêm nhiệm vị trí TGĐ.
Ông Lăng cho biết thêm, công ty đặt nhiệm vụ phát triển nhân sự lên hàng đầu.
......................
Sáng nay, ĐHCĐ thường niên năm 2013 của Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương (APS) diễn ra ở Hà Nội.
9h, ĐHCĐ khai mạc. Sau khi kiểm tra tư cách cổ đông, đại hội được tiến hành theo luật định.
Năm 2012 chọn phương án an toàn, tiết kiệm chi phí
Năm 2012, bộ phận môi giới của APS đạt tổng giá trị giao dịch 2.091 tỷ đồng và quản lý tổng cộng trên dưới 30.000 tài khoản.
Sau năm cắt giảm chi phí và thu hẹp mảng tư vấn 2011, năm 2012 công ty đã khôi phục lại mảng hoạt động này và đã tìm được một số khách hàng doanh nghiệp, ký được một số hợp đồng với giá trị còn thấp nhưng mang lại giá trị tương lai cho hoạt động môi giới của công ty.
Năm 2012, APS không đẩy mạnh tự doanh do thị trường chứng khoán còn nhiều khó khăn.
Năm 2012, APS lãi 14,1 tỷ đồng với EPS đạt 363 đồng.
(Tiếp tục cập nhật)
Thanh Hiên
Theo Trí Thức Trẻ
Bình luận
0 Bình luận