Ấn Độ xuất khẩu đường trở lại trong 3 tháng tới
Đầu tháng 9, Ấn Độ, nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới công bố sản lượng cho vụ mía năm nay (bắt đầu từ 1/10) sẽ tăng khoảng 17% giúp cho nước này không còn phải nhập khẩu đường cho vụ tới. Ngược lại, Ấn Độ dự kiến sẽ xuất khẩu đường trở lại trong vòng 3 tháng tới.
Nguồn cung trên thế giới đang ở mức ổn định vì thời tiết thuận lợi trong vụ thu hoạch tại Brazil, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11.
Giá đường trắng giao ngay tăng liên tục kể từ đầu tháng 7, từ 604 USD/tấn lên giá hiện tại 755 USD/tấn. Các giá đường hợp đồng kỳ hạn khác đều tăng đều và liên tục kể từ khi đạt đáy trong tháng 5, với xu hướng giá giảm dần cho các kỳ hạn xa hơn. Cụ thể, giá đường kỳ hạn T12/2010: USD544/tấn, T3/2011: USD537/tấn, T5/2011: USD520/tấn, T8/2011: USD503/tấn.
Những thông tin thế giới gần đây rằng Ấn Độ có thể xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn đường trong vụ 2010/2011 cho thấy một triển vọng về cung lớn hơn cầu trong năm 2011 khi các thông tin sản lượng về các nước xuất khẩu đường chủ đạo trên thế giới như Brazil, Thái Lan, Úc không có triển vọng giảm.
Tháng 8, thị trường nội địa tiêu thụ giảm 50% so với cùng kỳ
Tiêu thụ đường trong nước trong tháng 8 (giai đoạn 15/7 đến 15/8) chỉ đạt 46,100 tấn, giảm 50% so với cùng kỳ. Lượng tồn kho đường còn lại là 127,000 tấn. Giá đường trong nước từ giữa th|ng 8 tăng mạnh, với giá bán tại nhà máy khoảng VND18,000 - 19,000/kg và giá bán lẻ khoảng VND20,000 – 23,000/kg.
Giá mía tại một số vùng khu vực miền Tây bắt đầu ép sớm đã tăng cao hơn từ VND250 – 350/kg so với năm ngoái (~ ước tính khoảng VND1,100 – 1,200/kg mía) do nông dân sợ rớt giá trong chính vụ và tránh bão và lũ lụt trong tháng 9, tháng 10)
Sản lượng nội địa các năm gần đây chỉ dao động quanh mức 900,000 tấn – 1.1 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu khoảng 1.4 – 1.5 triệu tấn. Loại trừ các khoản nhập khẩu lậu qua biên giới, mỗi năm Việt Nam cần phải nhập khẩu trong hạn ngạch khoảng 300,000 tấn đường. Quota nhập khẩu cho năm 2010 ở mức 300,000 tấn, đủ đáp ứng cho phần thiếu hụt (đến tháng 7/2010 đã nhập khẩu khoảng 150,000 tấn).
Giá đường nội địa ngày càng biến động sát với giá đường thế giới, giá đường năm 2011 sẽ giảm mạnh so với mức hiện tại.
Triển vọng ngành đường và Cổ phiếu từ nay đến cuối năm
Ngành đường có yếu tố chu kỳ: lượng tiêu thụ lớn nhất trong T1, T2 (~ 150,000 tấn/tháng), giảm mạnh và ở mức thấp từ T3 đên T8 (50,000 – 60,000 tấn/tháng), tăng mạnh mẽ T9, T10 (~120,000 – 130,000 tấn/tháng) và giảm về mức trung bình trong T11, T12 (80,000 – 90,000 tấn/tháng).
Ngược lại với chu kỳ tiêu thụ, chu kỳ tồn kho tăng liên tục từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau, là nguyên nhân khiến giá đường ổn định trong Q1, giảm mạnh trong Q2, và tăng trở lại trong Q3. Do vậy, sản lượng bán ra của các nhà máy đường thường cao nhất trong Q1 nhưng lợi nhuận từ kinh doanh thường cao nhất trong Q3.
Một cách kỹ thuật, với mức tiêu thụ đột biến trong T9, lượng tồn kho (127,000 tấn ) này chỉ có thể đáp ứng được cho đến thời điểm 15/9. Tuy nhiên, theo chu kỳ các năm trước, đây là thời điểm các công ty sản xuất tăng nhập khẩu và có thêm nguồn cung từ các nhà máy đường khu vực ĐBSCL vào vụ từ đầu tháng 9. Lượng tồn kho sẽ tiếp tục giảm cho tới tháng 11 và sẽ tăng lên sau đó khi hầu hết các nhà máy đường miền Bắc hoạt động từ tháng 12.
Nguồn cung trong 3 tháng tới: Mặc dù quota cho nhập khẩu đường còn khá lớn (ước tính còn trên 100,000 tấn), nguồn cung trong T9, T10, T11 chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy đường nội địa vào vụ mới (khu vực miền Trung và miền Nam) và lượng tồn kho. Nguyên nhân chính do nguồn cung từ các nước trong khu vực ASEAN đang ở mức thấp do chưa vào vụ mới (thuế nhập khẩu chỉ 5%). Do vậy, nếu Việt Nam muốn nhập khẩu thì phải nhập khẩu từ các nước với thuế suất trong hạn ngạch theo lộ trình WTO là 30%. Mặt khác, chi phí chuyên chở cao hơn cũng là yếu tố trở ngại lớn.
Vì vậy, SBS cho rằng giá đường sẽ tăng trong thời gian tới, và giữ ở mức cao cho tới T11/2010.
Cổ phiếu mía đường

V.Minh
Bình luận
0 Bình luận