Doanh nghiệp niêm yết

Ngành mía đường: Quý 2 còn “ngọt ngào”?

Các doanh nghiệp mía đường đã trải qua quý 1 thuận lợi với kết quả kinh doanh khả quan. Dư âm có vẻ vẫn kéo dài đến hết quý 2 đối với các doanh nghiệp này. Tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2011 - 2012 diễn ra ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết, niên vụ 2011-2012 là niên vụ đầu tiên ngành mía đường cơ bản cân đối được cung cầu, sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Gần đây Hiệp hội mía đường  đã được Chính phủ chấp thuận một cơ chế linh hoạt là khi thừa hoặc thiếu thì cho phép xuất hoặc nhập khẩu có kiểm soát. Mặc dù vậy, nhập lậu cũng vẫn là một mối đe dọa thường trực với hoạt động của ngành mía đường.

Giá đường thế giới biến động mạnh trong 1 năm qua với xu hướng giảm. Tuy nhiên trong 1 tháng trở lại đây, giá đường bắt đầu có tín hiệu hồi phục. 

Ngành mía đường: Quý 2 còn “ngọt ngào”? (1)

Giá đường thế giới 1 năm qua. Nguồn: Indexmoudi

6 tháng hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm

Có  được 1 năm thành công 2011 với hệ số sinh lãi cao, doanh nghiệp mía đường vẫn quan ngại những khó khăn chung của nền kinh tế. Kế hoạch 2012 đặt thấp hơn mức tăng trưởng nóng 2011. Cụ thể KTS là doanh nghiệp dè dặt nhất với kế hoạch lợi nhuận 34,2 tỷ đồng, giảm 49% so với lợi nhuậnNgành mía đường: Quý 2 còn “ngọt ngào”? (2) năm 2011. SBT, doanh nghiệp có con số lợi nhuận ấn tượng 210 tỷ đồng cũng đặt kế hoạch lợi nhuận 2012 ở mức 400 tỷ đồng trước thuế, giảm 30% so với 2011. Riêng BHS mạnh dạn đặt kế hoạch 2012 tăng nhẹ 1% so với 2011.

6 tháng đầu năm, tổng hợp báo cáo của 6 doanh nghiệp mía đường niêm yết, lãi sau thuế của các doanh nghiệp đạt 451,7 tỷ đồng. Về cơ bản, các doanh nghiệp hầu hết đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận.

Đặc biệt NHS sau 6 tháng đã nhanh chóng vượt 5% kế hoạch lợi nhuận cả năm. KTS, SEC và SBT cũng đều đạt từ 57% kế hoạch lợi nhuận 2012.

Trong 6 doanh nghiệp, chỉ có LSSBHS thực hiện lợi nhuận ở mức thấp so với kế hoạch đã được ĐHCĐ giao phó. 

Lợi nhuận phân hóa và giảm so với cùng kỳ

Với bức tranh khá sáng sủa về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, cũng phải nhìn nhận rằng trên thực tế kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của ngành mía đường đang sụt giảm. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2012 của các doanh nghiệp niêm yết giảm 33,7% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này không quá khó dự đoán với tình hình kinh tế khó khăn chung, và giá đường thế giới gần đây đang có xu hướng giảm, so với tình hình cách đây 1 năm.

LSS 6 tháng đầu năm báo lãi 61,8 tỷ đồng sau thuế, giảm 67% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm lớn nhất trong nhóm các doanh nghiệp niêm yết. Nguyên nhân chính là do giá vốn tăng vọt, mức tăng của doanh thu thuần vẫn không đủ bù đắp.

NHS có mức tăng lợi nhuận lớn nhất. 6 tháng đầu năm 2012, NHS đạt 65 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,1 lần mức lợi nhuận cùng kỳ 2011

Quán quân về quy mô lãi sau thuế SBT kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 cũng sụt giảm so với cùng kỳ. Về tỷ trọng lợi nhuận, SBT vẫn giữ tỷ trọng lớn với 47,3% tổng lợi nhuận của 6 công ty. Rõ ràng, lợi nhuận của ngành mía đường đang phân hóa rất mạnh.

Ngành mía đường: Quý 2 còn “ngọt ngào”? (3)

EPS vẫn duy trì mức đáng mơ ướcNgành mía đường: Quý 2 còn “ngọt ngào”? (4)

Trong tình hình hiện nay, việc duy trì mức lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cao là một điều đáng mơ ước với hầu hết các doanh nghiệp. Tính trailing 4 quý gần nhất, EPS của các doanh nghiệp mía đường đều ở mức trên 3.000 đồng/CP. Bảng biểu sau đây cho biết mức EPS của các doanh nghiệp trong ngành tính đến quý 2/2012.

Cá biệt có KTS có EPS cao đến 9,74 nghìn đồng/CP. Tính đến hết quý 2, EPS của NHS giữ vị trí “quán quân” với  9,8 nghìn đồng/CP.

Như vậy, cho dù mức đặt kế hoạch không cao và kết quả kinh doanh 6 tháng 2012 giảm so với cùng kỳ 2011, thì mức EPS đáng mơ ước cũng đủ tạo nên những lực hút đáng kể đối với các cổ phiếu ngành mía đường.  

Minh Thư 

Theo Trí Thức Trẻ