Các nhà quản lý nguồn cung ứng cho biết, nhiều công ty châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc khi Brussels tăng cường giám sát hàng hóa từ nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Brussels đã tiến hành các cuộc điều tra điều tra các khoản trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc dành cho sản xuất. Hơn nữa, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ sớm tiết lộ thêm bất kỳ mức thuế nào đối với hàng nhập khẩu xe điện của nước này.
Richard Laub, Giám đốc điều hành của Dragon Sourcing ở Bỉ, cho biết: “Xu hướng lớn hiện nay là các công ty giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Các container từ Trung Quốc được vận chuyển giữa các bến ở cảng Duisburg, Đức. Ảnh: Maja Hitij/Getty Images.
Ông nói thêm rằng trong khi Mỹ đi đầu trong việc tách rời, các nước châu Âu đã tăng cường nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế kể từ khi đại dịch Covid-19 kết thúc".
Nhưng không giống như các công ty Mỹ tích cực tìm kiếm nhà cung cấp mới sau khi Washington áp đặt chế độ thuế quan nghiêm ngặt và các hạn chế khác, người châu Âu đang tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc vào các lĩnh vực cụ thể mà họ tin rằng vốn trở nên quá phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc.
Khách hàng châu Âu ngày càng lo ngại về việc họ tiếp xúc với Trung Quốc, đặc biệt là những khách hàng trong ngành bán lẻ phi thực phẩm - danh mục bao gồm mọi thứ từ may mặc, thiết bị đến điện tử tiêu dùng và đồ chơi.
Naveen Jha, người điều hành một doanh nghiệp tìm nguồn cung ứng quần áo và dệt may từ Thường Châu, phía đông Trung Quốc, cho biết các doanh nghiệp châu Âu đang tìm nguồn cung ứng ngày càng tăng thị phần hàng may mặc của họ từ Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam, mặc dù phải chịu thời gian giao hàng lâu và chi phí cao hơn.
“Nhiều người mua cảm thấy rủi ro khi mua hàng từ Trung Quốc. Vì vậy, nếu giá cả hợp lý hơn một chút thì họ thích đến Ấn Độ hơn”, ông nói.
Trong khi đó, Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng châu Á tại HSBC cho biết, các công ty châu Âu đã được hưởng lợi từ khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Trung Quốc khi người mua Mỹ tìm kiếm ở nơi khác.
Nhưng ngay cả như vậy, ông nói thêm, các công ty trong một số lĩnh vực hóa chất, dược phẩm và điện tử đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng nỗ lực giảm thiểu rủi ro khó có thể ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến xuất khẩu tổng thể của Trung Quốc.
Đồng thời, họ cũng chỉ ra rằng các chuyến hàng đến các nhà máy do Trung Quốc xây dựng tại các trung tâm sản xuất thay thế ở nước ngoài như Việt Nam và Mexico tăng lên, cũng như khả năng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hàng hóa sản xuất trong nước.
Họ cho biết thêm, sự hấp dẫn của cơ sở sản xuất Trung Quốc cũng sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp mới với một số sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm phức tạp, rất khó tìm nguồn hàng bên ngoài nước.
Khánh Vy (Theo FT)
Theo Congluan.vn
Bình luận
0 Bình luận