Doanh nghiệp

Đối thủ nặng ký lấy mất ngôi vương xuất khẩu cà phê hòa tan từ tay Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?

Trong niên vụ 2022-2023, mặc dù giá trị xuất khẩu cà phê rang xay - hòa tan của Trung Nguyên đạt 74,6 triệu USD nhưng chỉ đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng theo kim ngạch xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10-2022 đến tháng 9-2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,7 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022.

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn tăng 3,4% lên mức 4,1 tỉ USD nhờ giá tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam đạt 2.451 USD/tấn, tăng 5,5% so với niên vụ trước.

Tính riêng cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê nhân), giá trị xuất khẩu khoảng 510 triệu USD. Khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2022- 2023.

Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu cà phê rang xay - hòa tan

Được mệnh danh là Vua cà phê nhưng Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên – Nhà máy Cà phê Sài Gòn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ đứng thứ 4 trong TOP 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan lớn nhất Việt Nam niên vụ 2022-2023.

Cụ thể, Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tính theo kim ngạch lần lượt là Outspan Việt Nam, Cà phê Ngon, Nestlé Việt Nam, Tập đoàn Trung Nguyên, Tata Coffee Việt Nam, URC Việt Nam, Lựa chọn đỉnh, Instanta Việt Nam, Iguacu Việt Nam và Sucafina Việt Nam. 

https://cdn.stockproxx.com/2024/3/9/trung-nguyen.webp

Nhà máy cà phê của Outspan.

Đứng đầu xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan là Outspan Việt Nam, đây là công ty con của tập đoàn nông sản hàng đầu thế giới OLAM với lượng xuất khẩu hơn 17.500 tấn, giá trị hơn 100 triệu USD. 

Trọng Nghĩa

Theo An ninh tiền tệ