EU được cho là sẽ cho phép các quốc gia thành viên trung lập từ chối kế hoạch sử dụng doanh thu được tạo ra từ dự trữ bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga để mua vũ khí cho Ukraine và hạn chế cung cấp viện trợ phi quân sự cho nước này.
Đề xuất này được đưa ra khi khối đang tìm cách huy động nguồn tài trợ cho Kiev, Politico đưa tin, dẫn lời các nhà ngoại giao EU.
Đầu năm nay, Brussels đề nghị thu hồi tiền lãi từ tài sản để mua vũ khí cho Ukraine thay vì sử dụng tiền để tái thiết như kế hoạch ban đầu.
Ảnh minh họa: RT.
Biện pháp được đề xuất đã vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia thành viên EU không thuộc NATO, bao gồm Áo, Ireland, Malta và Síp. Theo bài báo, họ đã yêu cầu miễn mua vũ khí cho Kiev.
Theo nỗ lực mới nhất của châu Âu nhằm giành được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên, các quốc gia phản đối kế hoạch này có thể hạn chế cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine, cơ quan này cho biết, trích dẫn một tài liệu của EU.
Theo các quan chức, Brussels hiện đang thúc đẩy ý tưởng tạo ra hai con đường khác nhau. Con đường đầu tiên là sử dụng lợi nhuận từ tải sản bị đóng băng của Nga để viện trợ phi quân sự cho Ukraine. Trong khi đó, con đường thứ hai nhằm mục đích mua vũ khí mà các nước trung lập có thể chọn không tham gia.
Phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD quỹ chính phủ của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine. Cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear có trụ sở tại Brussels nắm giữ khoảng 191 tỷ euro (205 tỷ USD) tiền và đã tích lũy gần 4,4 tỷ euro tiền lãi trong năm qua.
Vào tháng 3, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã đề xuất chuyển 90% doanh thu từ tài sản của Nga bị đóng băng trong khối sang một quỹ do EU điều hành chuyên tài trợ vũ khí cho Ukraine.
EU đặt mục tiêu mang lại cho Kiev 2-3 tỷ euro doanh thu từ tài sản này trong năm nay. Khoản tiền đầu tiên có thể được giải ngân sớm nhất là vào tháng 7 nếu Brussels có thể đảm bảo được sự chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, việc từ chối có thể không làm hài lòng Đức, Pháp và Ý, những quốc gia kém nhiệt tình nhất với đề xuất này do lo ngại phải chịu rủi ro pháp lý và tài chính, một nhà ngoại giao EU nói với hãng tin này.
Nga tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào được thực hiện đối với tài sản của mình đều sẽ bị coi là hành vi trộm cắp, đồng thời nhấn mạnh rằng việc tịch thu tiền hoặc bất kỳ động thái tương tự nào sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu các loại tiền tệ phương Tây, hệ thống tài chính toàn cầu và nền kinh tế thế giới.
Khánh Vy (Theo RT)
Theo Công luận
Bình luận
0 Bình luận