Năng lượng

Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt vì lo ngại gián đoạn nguồn cung

Giá khí đốt châu Âu đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 vào thứ Năm (12/10) do các nhà giao dịch lo ngại nguồn cung năng lượng toàn cầu sẽ bị gián đoạn trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Hamas.

TheoFinancial Times, giá hợp đồng tương lai đối với khí đốt của Hà Lan, tiêu chuẩn châu Âu, tăng tới 14,2% lên 53 euro/MWh, nâng mức tăng lên hơn 30% kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel cuối tuần trước.

Động thái này là cú sốc mới nhất đối với một thị trường vốn đầy biến động kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm ngoái. Giá đã giảm từ mức đỉnh hơn 300 euro/MWh vào tháng 8/2022 và châu Âu đã lấp đầy phần lớn kho khí đốt của mình để chuẩn bị cho mùa đông.

https://cdn.stockproxx.com/2023/10/13/gia-khi-dot-1.jpg

Giá khí đốt tăng mạnh kể từ khi căng thẳngIsrael và Hamas bùng nổ (Nguồn: Financial Times)

Tuy nhiên, đà tăng quay trở lại một khi lượng dự trữ mùa đông của lục địa này giảm đi. Trong khi các thị trường dầu mỏ phần lớn phớt lờ tác động của cuộc xung đột Israel-Hamas, các nhà giao dịch ngày càng lo lắng về các mối đe dọa đối với nguồn cung trên toàn thế giới.

Để đối phó với vụ tấn công, Israel đã cắt giảm sản lượng xuất khẩu  sang Ai Cập trong khi Phần Lan cho biết họ nghi ngờ một đường ống bị hư hỏng đã bị phá hoại trong khi các cuộc đình công của công nhân ở Australia vẫn chưa được giải quyết.

Ông Edward Gardner, nhà kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết “Giá khí đốt đã tăng do nguồn cung thấp hơn, nhưng quan trọng hơn là rủi ro về nguồn cung. Có thể mối lo ngại lớn hơn là xung đột Hamas-Israel sẽ biến thành xung đột khu vực”.

Hôm thứ Hai, Bộ năng lượng Israel đã ra lệnh cho tập đoàn Chevron của Mỹ tạm thời đình chỉ các hoạt động tại mỏ khí Tamar, dự án gần nhất trong ba dự án khí đốt ngoài khơi của Israel với Gaza, do lo ngại về an ninh.

Theo Capital Economics, Tamar chiếm khoảng một nửa trong sản lượng hơn 20 tỷ mét khối khí đốt hàng năm của Israel. Trong khi phần lớn khí đốt của Israel được tiêu thụ trong nước, khoảng 1/3 được xuất khẩu qua đường ống tới Ai Cập và tới các thị trường toàn cầu. Đây cũng là nhà cung cấp khí LNG quan trọng cho châu Âu.

H.Mĩ