Tài chính ngân hàng

Lãi suất tăng, tiền vẫn chưa trở lại ngân hàng

Mặc dù lãi suất tiết kiệm đang tăng trở lại nhưng chưa đủ hấp dẫn khiến dòng tiền quay lại ngân hàng. Người dân vẫn tìm đến các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, chứng khoán…

Lãi suất huy động đã tăng trở lại từ tháng 3, mức cao nhất 6,2%/năm dành cho kỳ hạn dài. Xu hướng tăng vẫn chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, trong khi nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối (Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank) vẫn áp dụng biểu lãi suất huy động ở mức thấp lịch sử.

https://cdn.stockproxx.com/2024/5/25/ngan-hang.webp

Bất động sản vẫn là kênh thu hút dòng tiền trong bối cảnh lãi suất thấp. Ảnh: Như Ý

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (mã VDS) cho rằng, mặt bằng lãi suất ở mức thấp khiến nhu cầu nắm giữ các tài sản sinh lời cao tăng lên, gây áp lực đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Tiền nhàn rỗi bắt đầu tìm hướng ra các kênh đầu tư tích lũy khác như bất động sản, vàng , chứng khoán... Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, đến 25/3, huy động vốn (từ dân cư và tổ chức) của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1,2%. Thêm vào đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân bốn tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước cho thấy, gửi tiết kiệm khó hấp dẫn.

"Năm 2023 và 2024, chứng khoán là kênh đầu tư tốt nhất. Còn thị trường bất động sản sẽ phục hồi sau khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh, nhưng sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2024".

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank

“Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng bình quân của nhiều ngân hàng chỉ còn 4,5 - 5%/năm. Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát trong năm 2024 từ 4 - 4,5%. Vì thế người gửi tiền tiết kiệm có khi nhận được lãi suất thực dương rất thấp nếu như lạm phát không được kiềm chế tốt”, nhóm chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt nhận định.

Dòng tiền chuyển hướng