Sau 50 năm, TPHCM đã trở thành một đô thị hiện đại, sống động và đa sắc với hơn 200 công trình cao trên 100m, hàng loạt siêu dự án san sát nhau trải dài từ quận 1, quận 3, Bình Thạnh, TP Thủ Đức.

Những ngày qua, nhiều trực thăng mang theo Tổ quốc và cờ Đảng trên bầu trời TPHCM, chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đội hình trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân đã bay qua nhiều địa danh tiêu biểu của thành phố như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, tòa nhà Landmark 81 và dọc theo dòng sông Sài Gòn uốn lượn.

Mỗi chặng bay đều được thực hiện với đội hình đồng đều, chính xác, hình ảnh trực thăng mang theo cờ Tổ quốc và cờ Đảng, tạo nên hình ảnh mạnh mẽ, thiêng liêng và đầy khí thế trên bầu trời thành phố mang tên Bác. Khoảnh khắc đội hình trực thăng nghiêng cánh chào Dinh Độc Lập - nơi ghi dấu đại thắng mùa xuân năm 1975 đã tạo nên ấn tượng sâu đậm cho người chứng kiến.

Các tòa nhà chọc trời hiện lên qua ô cửa của máy bay trực thăng. Trong ảnh là toà tháp Bitexco Financial Tower được lấy cảm hứng từ hình dáng búp sen, với 68 tầng cao hơn 262 m, có bãi đáp trực thăng hiện đại.

Sau 50 năm thống nhất, TPHCM đã trở thành đô thị hiện đại, có hơn 200 công trình cao trên 100m, hàng loạt siêu dự án san sát nhau trải dài từ quận 1, quận 3, Bình Thạnh, TP Thủ Đức. Trong ảnh Bến Nhà Rồng, và hàng loạt toà nhà cao tầng dọc Bến Bạch Đằng, đường Nguyễn Huệ nối vào UBND TPHCM.

Landmark 81 thể hiện sự hiện đại cùng cầu Thủ Thiêm là biểu tượng gắn với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất này.

Từ trên cao, TPHCM lên như một bức tranh đô thị sống động và đa sắc, vừa hiện đại lại vẫn có những mảng màu thời gian cổ kính. Hình ảnh ga Sài Gòn với những đoàn tàu giữa đô thị đầy ấn tượng.

Đường Võ Nguyên Giáp (TP Thủ Đức) cùng với tuyến đường sắt đô thị Metro số 1 kết nối giao thông từ trung tâm thành phố về Suối Tiên thể hiện sự hiện đại và năng động của TP.

Cầu Ông Lớn nổi bật trên đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7).

Hình ảnh cầu Phú Mỹ (quận 7), đây là cầu dây văng lớn nhất TPHCM, có chiều dài hơn 2.000 m với 6 làn xe.

Cầu Ông Lãnh nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh đã tồn tại trên bản đồ Sài Gòn xưa từ những năm 1875, cùng với các khu chợ đầu mối ngày xưa, gắn liền với sự phát triển của nền nông nghiệp và văn minh miệt vườn của cả khu vực miền Nam.

Pháp viện Minh Đăng Quang do cố Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên, nguyên Tổng trị sự Trưởng giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam sáng lập năm 1966 nằm nổi bật bên nút giao thông nhộn nhịp ngã 3 Cát Lái (quận 2).

Khu cảng ICD Phước Long gần cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức).

Nguyễn Huế - Thạch Thảo - nguoiquansat.vn
Theo vietnamnet.vn
Bình luận
0 Bình luận