Chứng khoán

VinaCapital lỗ khi quản lý quỹ và nhận ủy thác danh mục hàng chục nghìn tỷ đồng

Báo cáo kết quả kinh doanh quý III cho thấy Quản lý quỹ VinaCapital lỗ ròng gần 12 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ 9 tháng đầu năm gần 14 tỷ đồng.

https://cdn.stockproxx.com/2023/11/2/VinaCapital.png

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu của Quản lý quỹ VinaCapital đạt hơn 182 tỷ đồng, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi phí hoạt động kinh doanh không giảm tương ứng cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp gia tăng, kết quả là công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 14 tỷ đồng.

Quý III và hai quý đầu năm Quản lý quỹ VinaCapital đều ghi nhận doanh thu sụt giảm. Lý giải về kết quả quý thứ ba trong năm, nhà quản lý quỹ hàng đầu Việt Nam này cho biết tài sản ròng của các quỹ VFF, VIBF giảm, dẫn đến doanh thu quản lý quỹ giảm. VFF là quỹ đầu tư cổ phiếu, trong khi đó VIBF phân bổ cân bằng giữa cổ phiếu và sản phẩm tài chính khác.

Trong quý cuối năm ngoái, khi vụ Vạn Thịnh Phát nổ ra, nhiều quỹ trái phiếu trên thị trường đã bị nhà đầu tư rút quỹ, tiêu cực nhất là trạng thái của quỹ mở trái phiếu của Quản lý quỹ Kỹ Thương (TCBF), VinaCapital không phải ngoại lệ.

Lý do khác đó là tài sản ròng của quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity giảm, dẫn đến phí quản lý ủy thác đầu tư giảm. Trong khi đó, quý III ghi nhận chi phí thưởng nhân viên làm gia tăng khoản mục này.

Trong năm 2022, Quản lý quỹ VinaCapital báo lỗ ròng gần 6 tỷ đồng cùng với lý do tương tự. Nguồn thu từ quản lý quỹ và hoạt động ủy thác đầu tư sụt giảm khiến doanh thu của công ty giảm từ 341,4 tỷ đồng năm ngoái còn 284,4 tỷ đồng. Công ty tăng lượng nhân viên cộng với tăng chi phí quảng cáo tiếp thị để tìm khách hàng mới và phát triển thương hiệu.

Thông tin về tình hình hoạt động, tại thời điểm cuối tháng 9, Quản lý quỹ VinaCapital đang có danh mục ủy thác 16.267 tỷ đồng trong đó 640 tỷ đồng từ nhà đầu tư ủy thác trong nước và 15.628 tỷ đồng từ nhà đầu tư nước ngoài. Số tiền ủy thác của nhà đầu tư trong nước giảm gần một nửa so với thời điểm đầu năm.

Với tổ chức nước ngoái, công ty đang nhận ủy thác đầu tư của các quỹ như VOF, Forum One – VCG Partners Vietnam Fund hay nhóm quỹ Kiwoom. Bên cạnh đó, VinaCapital còn quản lý một số quỹ mở cổ phiếu, trái phiếu, ETF.

Ngoài ra, công ty ghi nhận ngoại bảng khoản phải thu của nhà đầu tư ủy thác hơn 2.400 tỷ đồng cuối quý III. Báo cáo 6 tháng đầu năm cho thấy VinaCapital đã tất toán khoản đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư ủy thác nước ngoài gần 1.200 tỷ đồng. Danh mục quản lý chỉ còn hơn 16.000 tỷ đồng cổ phiếu. Số tiền phải thu 2.400 tỷ đồng trên không ngoại trừ một phần trong đó là phải thu từ các nhà phát hành trong nước.

Thông tin liên quan đến quỹ nhận ủy thác lớn nhất là VOF, trung tuần tháng 10, quỹ có thông báo gửi đến các nhà đầu tư rằng ban kiểm toán VinaCapital đã xem xét việc xác định giá các tài khoản đầu tư vào các công ty không niêm yết được nắm giữ trong danh mục đầu tư của quỹ.

Theo VinaCapital, việc định giá đã được xem xét kỹ thuật lưỡng tính hơn sau khi một số khoản đầu tư được mô tả là thiếu nợ hoặc có khả năng bị vỡ nợ. Kết quả, giá trị định giá của các tài khoản đầu tư tăng tổng cộng 54,3 triệu USD tính đến ngày 30/6. Một phần tăng cường này nằm trong các tài khoản đầu tư vào cổ phần đại chúng với các điều khoản dành riêng (Vốn cổ phần đại chúng với các điều khoản riêng tư - PEPT).

Với sự xung đột trên thị trường bất động sản vào cuối năm 2022, Hội đồng quản trị đã yêu cầu Giám đốc đầu tư xem xét lại giá trị các tài khoản đầu tư này. Tại thời điểm đó, giá trị định giá đã giảm 26,2 triệu USD. Khi báo cáo tài chính chính tạm thời cho năm (31/12/2022) vào tháng 3 năm nay, với dự báo về các sự cố thiếu nợ tiếp theo, giá trị giá trị của các tài khoản đầu tư này đã được nhận xem xét lại và giảm thêm 23,6 triệu USD.

Khi định giá lại, không có bằng chứng nào cho thấy các biện pháp bảo vệ bất lợi sẽ có hiệu quả và không có gì đảm bảo rằng VinaCapital sẽ thu hồi được tất cả hoặc một phần các tài khoản đầu tư này.

Tuy nhiên, trong 6 tháng qua, Giám đốc đầu tư của hiệp định đã đạt được tiến bộ trong công việc đàm phán lại các điều khoản, thiết lập kế hoạch thu lại toàn bộ tài khoản đầu tư và lợi nhuận dự kiến, đồng thời gian tăng tính an toàn bộ các tài khoản đầu tư khi thị trường bất động sản có phần ổn định trở lại.

Kết quả, tổng giá trị hợp lý khoản đầu tư vào dự án Norfolk (Novaland - NVL), Nova Consumer Group, Đất Xanh Services (DXS) và Hưng Thịnh Land tăng 26,8 triệu USD tính đến 30/6. Song, VinaCapital cho biết giá trị giá trị vẫn thấp hơn giá trị ban đầu và thu lợi nhuận dự kiến, Giám đốc đầu tư sẽ tiếp tục làm việc với từng nhà phát hành để thu hồi vốn.

Lợi Hoàng