Tại phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị xem xét lại giá cổ phần công ty FWD để thu hồi khắc phục.
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan vẫn đang được xét xử tại TAND tối cao TP. HCM.
Tại các phiên tòa, thêm nhiều tình tiết được hé lộ, thêm nhiều thông tin xuất hiện trong lời khai của các bị cáo. Đặc biệt, lời khai của bà Trương Mỹ Lan qua các phiên xét xử lộ tên nhiều doanh nghiệp, công ty có liên quan với hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Một trong số đó là bảo hiểm FWD.
>> Tài sản của bà Trương Mỹ Lan 'khủng' như thế nào?
Tại tòa, liên quan đến các tài sản, ngoài các thông tin về khách sạn Daewoo, đến dự án 29 Liễu Giai, nhà máy vaccine… thì bà Trương Mỹ Lan còn nói đến cổ phần tại Công ty bảo hiểm FWD.
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị, đối với cổ phần công ty FWD, tòa nên xem xét lại giá cổ phần để thu hồi khắc phục.
Được nhắc tới trong phiên xét xử Trương Mỹ Lan liên quan vụ Vạn Thịnh Phát, bảo hiểm FWD kinh doanh ra sao?
Bà Trương Mỹ Lan
Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam thành lập từ năm 2008, hiện có vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Trụ sở chính của công ty đang đặt tại tòa nhà Capital Tower, số 109 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; còn chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đặt tại tòa nhà SCB Cống Quỳnh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
>> FWD Việt Nam có Tổng Giám đốc mới
Báo cáo tài chính mới nhất – BCTC bán niên 2023 của FWD cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2023 ghi nhận tổng tài sản công ty đạt 2.460 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so đầu năm; trong đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 1.700 tỷ đồng; ngoài ra công ty có các khoản đầu tư tài chính dài hạn 533 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư tài chính của FWD chủ yếu là tiền gửi tại ngân hàng (1.840 tỷ đồng) và mua trái phiếu Chính phủ (392 tỷ đồng).
Nguyên nhân chính khiến tình hình kinh doanh suy giảm là do doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 60 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ, còn hơn 124 tỷ đồng. Cùng với đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến hơn gấp đôi cùng kỳ, lên 105 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, là do khoản chi phí tăng đột biến cho người lao động, gấp 3,2 lần cùng kỳ - từ 28 tỷ đồng lên 91,1 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2023, FWD còn 1.532 tỷ đồng nghĩa vụ nợ theo hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra còn 56 tỷ đồng phải trả cho người bán và hơn 42 tỷ đồng phải trả khác và chi phí phải trả… Tổng nợ phải trả đến cuối kỳ 1.641 tỷ đồng.
Về lợi nhuận, FWD cũng có nhiều năm thua lỗ, trong đó năm 2018 lỗ xấp xỉ 38 tỷ đồng. Năm 2020 lãi lớn nhất với 90 tỷ đồng. Còn 6 tháng đầu năm 2023 FWD lỗ gần 1 tỷ đồng.
Câu chuyện lịch sử, những lần chuyển giao và tình hình kinh doanh cụ thể từng thời kỳ sẽ được kể ở phần 2.
>> Vướng lao lý, đại gia Nguyễn Cao Trí vẫn nắm loạt doanh nghiệp nghìn tỷ
Bình luận
0 Bình luận