Bất động sản

Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô

Nếu như ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình tái nhập sau sắp xếp đơn vị hành chính, Việt Nam sẽ có thêm một khu vực hành chính - kinh tế với diện tích gần 4.000km2, dân số hơn 3,8 triệu người, sở hữu chuỗi di sản văn hóa - tâm linh độc đáo cùng hệ thống khu công nghiệp phát triển, kỳ vọng là "cực tăng trưởng" mới ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội.

Hồi tưởng quá khứ về tỉnh mang tên Hà Nam Ninh

Cái tên tỉnh "Hà Nam Ninh" từng hiện hữu trong hệ thống hành chính Việt Nam từ năm 1975, khi ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình được sáp nhập. Tuy nhiên, đến năm 1991, tỉnh này được chia lại thành Nam Hà và Ninh Bình, sau đó Nam Hà lại tách thành Hà Nam và Nam Định vào năm 1996.

Đề xuất tái hợp nhất ba địa phương này thành một tỉnh mới hiện đang gây nhiều chú ý trong dư luận và được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa bộ máy quản lý, tăng hiệu quả phát triển vùng, phù hợp với tinh thần tinh gọn biên chế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Một địa phương mới với những con số ấn tượng

Nếu như 3 tỉnh được sáp nhập, tỉnh mới sẽ có:

Tổng diện tích: Gần 3.942,5km2

Dân số: Gần 3,8 triệu người.

Địa lý: Giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ trọng điểm như Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa.

Cơ sở hạ tầng giao thông: Liên kết bằng cao tốc Bắc – Nam, tuyến QL1A, đường sắt Bắc – Nam, cầu vượt sông Đáy và sông Hồng, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, quốc lộ 21, quốc lộ 38.

Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô- Ảnh 1.
Trong quá khứ tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình từng hợp nhất thành tỉnh mang tên Hà Nam Ninh. Ảnh minh họa

Sự hợp nhất sẽ tạo ra một "cực tăng trưởng" tiềm năng tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội, kết nối thuận lợi với khu kinh tế ven biển, đồng bằng sông Hồng và các hành lang phát triển.

Vùng đất hội tụ các siêu dự án tâm linh và trung tâm công nghiệp

Tỉnh mới sau sáp nhập sẽ sở hữu hàng loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn, là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước:

Hà Nam

Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô- Ảnh 2.
Hà Nam nổi tiếng với nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Ảnh: Internet

KCN Đồng Văn I, II, III, IV – nơi tập trung nhiều tập đoàn sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

KCN Hòa Mạc, Thanh Liêm – trọng điểm thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, điện tử, cơ khí.

Nam Định

KCN Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh – nổi bật trong các lĩnh vực dệt may, sản xuất linh kiện.

Dự án Ninh Cơ – Cảng biển nước sâu Nam Định: kết nối logistics với cảng biển quốc tế.

Ninh Bình

KCN Gián Khẩu, Phúc Sơn, Tam Điệp – điểm đến của VinFast, Thành Công Group và hàng loạt nhà máy linh kiện ô tô, điện tử.

Về cơ bản, nếu sáp nhập, tỉnh mới sẽ có lợi thế lớn trong điều phối đầu tư, quy hoạch vùng công nghiệp liên kết, tạo đột phá trong chuỗi cung ứng nội địa.

Trục du lịch - tâm linh - sinh thái miền Bắc được kết nối

Không chỉ có tiềm lực công nghiệp, Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình là tam giác vàng du lịch tâm linh và sinh thái, với hàng loạt điểm đến nổi tiếng:

Chùa Tam Chúc (Hà Nam): Đại công trình Phật giáo lớn bậc nhất Việt Nam.

Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô- Ảnh 3.
Chùa Tam Chúc tại Hà Nam là đại công trình Phật giáo lớn bậc nhất tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Đền Trần – Phủ Dầy (Nam Định): Trung tâm tín ngưỡng lớn của miền Bắc.

Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô- Ảnh 4.
Đền Trần, Nam Định khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Chùa Bái Đính – Tràng An (Ninh Bình): Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.

Nếu 3 tỉnh này 'về chung một nhà', địa phương mới sẽ trở thành vùng đất hội tụ 'siêu dự án' về tâm linh, cực tăng trưởng mới của Thủ đô- Ảnh 5.
Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Internet

Vườn Quốc gia Cúc Phương, rừng đặc dụng Vân Long, Hang Múa, Tam Cốc – Bích Động...

Sự liên kết xuyên tỉnh này sẽ tạo thành "hành lang du lịch di sản" độc đáo, đồng thời nâng tầm chiến lược phát triển ngành công nghiệp không khói của vùng.

Cơ hội lớn - Thách thức không nhỏ

Bên cạnh tiềm năng rõ rệt, quá trình sáp nhập cũng đặt ra không ít câu hỏi và thách thức. Trước hết là sự phát triển không đồng đều giữa các tỉnh:

Ninh Bình hiện có sự phát triển mạnh về du lịch – ô tô, Hà Nam dẫn đầu về công nghiệp, Nam Định có nhiều lợi thế về nông nghiệp và thủy sản. Việc dung hòa chiến lược phát triển để không tỉnh nào bị "lép vế" là thách thức lớn cho quy hoạch vùng.

Nếu được thực thi trên cơ sở khoa học, minh bạch và đồng thuận, việc sáp nhập ba tỉnh Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình có thể tạo ra một đơn vị hành chính – kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó sẽ là không gian phát triển đa ngành: công nghiệp – du lịch – dịch vụ – nông nghiệp với hạ tầng kết nối ưu việt.

Tuy nhiên, đây cũng là "phép thử" lớn cho năng lực quy hoạch, điều hành và tổ chức bộ máy hành chính của địa phương trong bối cảnh cải cách toàn diện và tinh gọn hệ thống chính trị theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Hà Nam là tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 861,90km2 với mức dân số (năm 2024) gần 900.000 người. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) của tỉnh Hà Nam năm 2024 ước đạt 56.116,6 tỷ đồng, tăng 10,93% so với năm 2023, cao thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 4 toàn quốc.

Thế mạnh nổi bật: Phát triển công nghiệp mạnh mẽ với các khu công nghiệp Đồng Văn I, II, III, IV; thu hút FDI từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nam Định có diện tích tự nhiên: Khoảng 1.668,8km2 với mức dân số (năm 2024) khoảng 1.887,1 người. Quy mô nền kinh tế của tỉnh lần đầu tiên vượt mốc 113.329 tỷ đồng, tăng 14,78% so với năm 2023.

Thế mạnh nổi bật: Trung tâm văn hóa và tôn giáo lớn; có thế mạnh về dệt may, chế biến nông sản, cảng Ninh Cơ (dự kiến phát triển logistics vùng duyên hải).

Trong khi đó tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên: Khoảng 1.411,4km2 với mức dân số (năm 2024) gần 1.017,1 người. Quy mô kinh tế kinh tế ước đạt 98,9 nghìn tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024: 8,56%.

Thế mạnh nổi bật: Phát triển du lịch bền vững với quần thể Tràng An – di sản kép được UNESCO công nhận, cùng ngành công nghiệp ô tô, linh kiện điện tử (VinFast, Thành Công Group...).

 

 

Hải Đăng - nguoiquansat.vn

Theo reatimes.vn