Nguy cơ khi gửi tiết kiệm bị lỗ khi lãi suất xuống thấp kỷ lục?
Liệu lãi suất tiết kiệm sẽ còn tiếp tục giảm và giảm nữa thì có tốt không?
Liệu lãi suất tiết kiệm sẽ còn tiếp tục giảm và giảm nữa thì có tốt không?
Theo VCBS, lãi suất huy động đã giảm sâu về mốc trước địch COVID-19 và còn ít dư địa để giảm thêm. Trong khi đó, lãi suất cho vay vẫn có thể hạ từ 1 đến 1,5 điểm % trong năm 2024.
Hiện lãi suất tiết kiệm đã xuống thấp kỷ lục, thậm chí thấp hơn cả thời kỳ đại dịch Covid-19. Câu hỏi nhiều người đặt ra là liệu lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm và giảm nữa thì có tốt không?
Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) có động thái điều chỉnh giảm đối với biểu lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân. Song, mức lãi suất cao nhất hiện tại vẫn là 6,3%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi online tại kỳ hạn 18 - 36 tháng trở lên.
Ngày 13/12, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - CTG) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cùng đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng về mức 5%/năm, giảm 0,3 điểm % so với lần điều chỉnh gần nhất.
Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng tại ngày 12/12 cho thấy, có 5 ngân hàng hiện đang áp dụng lãi suất từ 4% đến 4,5%/năm cho kỳ hạn 1-3 tháng; 6 ngân hàng đang áp dụng lãi suất trên 5%/năm với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng; lãi suất tiết kiệm cao nhất kỳ hạn 12 tháng hiện nay là 5,7%/năm.
Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam không có động thái điều chỉnh biểu lãi suất so với tháng trước. Hiện tại, khung lãi suất dành cho khách hàng cá nhân dao động trong khoảng 1 - 3,75%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered Việt Nam đang niêm yết mức lãi suất trong khoảng 0,5 - 3,9%/năm cho các khoản tiền gửi tại quầy, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ trong tháng 12/2023.
Việc lãi suất tiết kiệm lao dốc trong những ngày cuối năm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người gửi, nhất là khi đây là thời điểm nhiều khoản tiền gửi đến kỳ đáo hạn.
Khi lãi suất tăng cao, đa số người dân có xu hướng gom tiền gửi vào ngân hàng để đảm bảo an toàn, nhưng trong bối cảnh lãi suất lao dốc, không ít nhà đầu tư quyết định rút vốn khỏi nhà băng để chuyển đến bất động sản.