BIDV đề xuất NHNN kéo dài thực hiện Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết tháng 12/2024
Theo chia sẻ của Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm tại Hội nghị ngày 8/1, việc Thông tư 02 sẽ hết hạn vào 30/6 sẽ tạo áp lực rất lớn về trả nợ cho các doanh nghiệp.
Theo chia sẻ của Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm tại Hội nghị ngày 8/1, việc Thông tư 02 sẽ hết hạn vào 30/6 sẽ tạo áp lực rất lớn về trả nợ cho các doanh nghiệp.
Trao đổi tại buổi họp báo "Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024" diễn ra vào ngày 3/1, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục xem xét gia hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Trong trường hợp cần thiết, NHNN có thể tiếp tục duy trì Thông tư 02.
Với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối năm 2023 khoảng 13,5 triệu tỷ đồng, mức tín dụng tăng thêm trong năm ước khoảng 2 triệu tỷ đồng.
Việc Ngân hàng Nhà nước cân nhắc kéo dài thời hạn của Thông tư 02/2023/TT-NHNN là thông tin tích cực trong trung hạn đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại, dù hiện tại dòng tiền vẫn dè dặt với cổ phiếu “họ” bank.
Cơ cấu nợ giúp bức tranh tài chính các ngân hàng vẫn khá đẹp, nhưng thời hạn cuối đang đến gần!
“Hiện kinh tế còn nhiều khó khăn, bởi vậy rất cần các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi, trong đó, việc tiếp tục cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là giải pháp cần tính đến…”.
Nợ xấu cũ chưa được xử lý xong thì sẽ có thêm nợ xấu mới khi Thông tư 02 hết hiệu lực, như vậy sẽ gây áp lực rất lớn đến tình trạng tài chính của các ngân hàng thương mại. Áp lực nợ xấu cũng khiến các ngân hàng lo lắng với việc mở rộng cho vay.
Bên cạnh việc đánh giá không quá lo ngại về rủi ro "bẫy tăng giá", các chuyên gia sẽ "đo" hiệu ứng gia hạn thông tư 02 đến thị trường chung, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Trong báo cáo "Định vị những động lực tăng trưởng và rủi ro cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2024", FiinGroup nhận định đầu tư tư nhân của doanh nghiệp nội địa dự kiến vẫn khó khăn trong năm 2024 do triển vọng kinh tế chưa rõ hoặc chưa ở giai đoạn tăng trưởng cao. Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn là một thách thức lớn khi môi trường lãi suất tăng trở lại.
Tại Hội nghị Tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức tuần qua, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Thông tư 02 là chính sách rất riêng của Việt Nam, ngay giữa lúc dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 01, sau đó là Thông tư 02 để giải quyết khó khăn của năm 2023.