Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc giảm thuế giá trị gia tăng
Tại phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm thuế giá trị gia tăng và nhiều nội dung quan trọng.
Tại phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giảm thuế giá trị gia tăng và nhiều nội dung quan trọng.
Mới đây, Cục thuế tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản xử phạm vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm. Lý do là doanh nghiệp này chưa kê khai nộp thuế theo quy định của Bộ Tài chính dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp là hơn 1 tỷ đồng.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ xem xét nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục miễn giảm thuế, phí trong thời gian tới với liều lượng cao hơn, đối tượng mở rộng hơn, cụ thể, việc giảm thuế VAT nên áp dụng cho tất cả các mặt hàng.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang), nhiều chính sách thuế có nội dung lạc hậu, thậm chí lạc hậu hàng chục năm so với thực tiễn như thuế thu nhập cá nhân, VAT...
Một số chuyên gia cho rằng, việc thực hiện đề xuất giảm VAT cho tất cả hàng hóa, dịch vụ chỉ nên áp dụng trong một thời gian nhất định.
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động, bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Trả lời bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính trước đó, có một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024.
Việc giảm thuế VAT được kỳ vọng tiếp tục kích thích tiêu dùng trong nước, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh.