Doanh nghiệp niêm yết

Lợi nhuận ngành khoáng sản: Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra

Một thời, doanh nghiệp ngành khoáng sản gây xáo động nhà đầu tư bởi doanh thu, lợi nhuận cao, ổn định. Chưa kể đến những năm 2008, 2009, chỉ mới năm 2010 gần đây, mức EPS trên 1.000 đồng với doanh nghiệp ngành khoáng sản là điều rất dễ đạt.

Sang năm 2011, câu chuyện ngành khoáng sản được nhắc nhiều nhất vào hồi tháng 11/2011 khi ''Chính phủ chủ trương chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu quặng thô''. Chủ trương này được đưa ra kèm theo việc tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản mới, soát ngay các dự án đang khai thác.  

Hồi cuối tháng 10/2011, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản từ 1 triệu đến 100 triệu đồng/giấy phép. Quyết định này có hiệu lực ngay từ tháng 11/2011.

Khi hàng loạt chính sách siết hoạt động cấp phép, mua bán, khai thác khoáng sản như thuế môi trường, thuế xuất khẩu khoáng sản..đi vào quy củ, lợi nhuận ngành này bắt đầu có sự phân hóa rõ nét.

Kẻ ăn không hết

Thị trường khá bất ngờ khi quán quân EPS năm 2011 hiện tại lại thuộc về doanh nghiệp kinh doanh khoáng sản là HGM.LNST quý IV của HGM tăng 95% so với cùng kỳ năm 2010 và cả năm 2011 tăng 159%.

Ngoài HGM, có 2 doanh nghiệp khoáng sản khác có EPS trên 10.000 đồng là BMC, KSB. Riêng BMC, sự tăng trưởng của doanh nghiệp này có tính đột phá khi EPS năm 2011 đạt 2.815 đồng và năm 2009 cũng chỉ 2.617 đồng.

Lợi nhuận 17 DN khoáng sản 6 quý vừa qua


Q3/2010 Q4/2010 Q1/2011 Q2/2011 Q3/2011 Q4/2011
KSS 17.5 4.4 1.2 16.8 4.9 -13.4
KSH-mẹ 7.9 6.8 5.8 2.0 1.5 -11.3
KTB 26.5 9.9 0.0 5.6 2.1 -3.3
MMC 1.0 0.7 0.3 0.4 0.8 -1.9
BKC 2.9 1.1 5.4 4.1 0.5 -1.8
MIC 1.9 2.5 2.1 -0.2 -0.9 -1.7
LBM 2.9 2.0 17.6 6.0 1.9 -1.3
BGM

17.6 6.0 1.9 -1.3
MIM 0.0 2.0 -2.3 2.4 0.0 -1.0
KHB 2.2 3.4 1.0 1.4 2.3 0.3
ALV 0.5 0.5 0.1 0.3 0.6 0.4
LCM



9.1 2.0
MIH 8.7 3.2 -4.2 4.8 -5.1 8.2
SQC 2.3 2.9 13.1 18.9 31.7 17.0
KSB 37.4 29.6 36.6 30.9 27.5 24.6
BMC 3.0 8.8 6.4 21.0 30.2 33.8
HGM 16.7 17.9 28.7 46.9 35.7 34.8
TỔNG 131.5 95.7 129.6 167.4 144.6 83.9
Người lần chẳng ra

Giải trình của MIC về việc lợi nhuận giảm mạnh có đoạn viết: thuế tài nguyên tăng và giá tính thuế tài nguyên các loại sản phẩm tăng bình quân 3,54 lần (theo QĐ số 29/2010/QĐ-UBND ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam), giá điện tăng 15,27% (từ 01/3/2011), giá nhiên liệu tăng bình quân 6.400đ/lít, chi phí nhân công tăng ....so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến giá thành tăng và chi phí bán hàng cũng tăng cao.

Khó khăn doanh nghiệp ngành khoáng sản dễ thấy nhất là ở thảm cảnh 9/17 doanh nghiệp lỗ quý IV/2011. Với mức lỗ này, tổng lợi nhuận 17 doanh nghiệp thuộc ngành đã công bố báo cáo tài chính  chỉ đạt 84 tỷ đồng, thấp nhất 6 quý vừa qua.

Một điểm đáng chú ý là thua lỗ của các doanh nghiệp ngành khoáng sản không có từ ‘khủng’ hay trăm tỷ như một số ngành nghề khác. Sự thua lỗ của 9/17 doanh nghiệp chủ yếu là do doanh thu eo hẹp không đủ bù đắp chi phí hoạt động tối thiểu. Mức lỗ lớn nhất quý IV/2011 là của KSS với chưa đầy 13,5 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngành khoáng sản: Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra (1)

Biến động tổng doanh thu thuần và tổng LNST của 17 doanh nghiệp trong 6 quý vừa qua

EPS 2011

EPS 2010

HGM

24.833

9.593

BMC

11.062

2.815

KSB

10.563

11.514

BGM

1.529

366

BKC

1.502

1.860

LBM

1.371

1.462

ALV

936

1.817

SQC

799

90

KSS

533

4.109

KTB

442

7.392

MIC

93

3.211

KSH-mẹ

42

2.225

MIH

-257

1.040

EPS của các doanh nghiệp ngành khoáng sản năm 2011 phân hóa mạnh
T.Hương

Theo Trí Thức Trẻ